Trúng tuyển nhiều chương trình ngắn hạn tại nước ngoài với bí quyết tuân thủ, thành thật và tự tin là những gì cô gái dân tộc Thái – Lò Thanh Hóa chia sẻ.
Ngày 5/5 tại Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Bước chân nhỏ cho hành trình lớn” với khách mời – chị Lò Thanh Hóa, người có rất nhiều kinh nghiệm đạt học bổng chương trình ngắn hạn tại nước ngoài. Chị chia sẻ “bản thân không có bí quyết gì”, để thành công chị luôn phấn đấu đạt 5 tiêu chí sau: nắm bắt cơ hội, tự tin, tuân thủ, thành thật và may mắn.
Là người dân tộc thuộc vùng quê xa xôi, chị từng nghĩ rằng cơ hội ra nước ngoài là không thể. Tuy nhiên điều không thể đó là trở thành sự thực khi chị chinh phục thành công học bổng tham gia chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản, chương trình YSEALI Professional tại Mỹ và nhiều chương tình khác. “Người không giỏi vẫn có cơ hội” – Chị thường hay chia sẻ.

Chị Lò Thanh Hòa từng gặp nhiều rào cản về kiến thức va ngôn ngữ nhưng đã chinh phục được các học bổng ngắn hạn.
Điều tiên quyết mỗi bạn trẻ cần hướng đến là phải biết năm bắt cơ hội. Năm 2014 khi mà truyền thông xã hội chưa phổ biến rộng rãi tại tỉnh Sơn La, chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á là gì không ai biết. May mắn sao tỉnh đoàn Sơn La được Trung Ương đoàn gửi thông tin trực tiếp về cơ quan, chị quyết định ứng tuyển.
“Đó là cơ hội đầu tiên và duy nhất mà tôi biết và tôi đã không bỏ qua nó mặc dù biết rằng mình ko xuất sắc, tiếng Anh chưa giỏi và năng khiếu không có”, chị chia sẻ về cảm giác bất ngờ khi vượt qua vòng đầu. Điều đó mang lại sự tin tin ở các vòng tiếp theo giúp chị lên được tài, tham gia hành trình tìm hiểu các nước Đông Nam Á và Nhật Bản.
Tiếp đó việc tuân thủ là việc tối quan trọng. Quy định của chương trình trong vòng thi năng khiếu vòng loại SSEAYP chỉ trong vòng 30 giây, quá là bị loại dù phần thi có hay có giỏi tới đâu. Vì vậy việc hiểu kĩ yêu cầu và quy định của chương trình là bắt buộc.
Năm 2015, chị tiếp tục ứng tuyển chương trình YSEALI. Câu hỏi trong phần phỏng vấn đã giúp chị ghi điểm trước ban giám khảo: “Bạn nghĩ bạn sẽ áp dụng được gì đã học về quản lý nhà nước ở bên Mỹ cho Việt Nam?”.
“Tôi thực sự không biết câu trả lời và đã nghĩ tới lời nói dối. Tuy nhiên điều đó sẽ làm mất sự tự nhiên cùng với sự tự tin trong câu trả lời dẫn tới ban giám khảo sẽ nhận ra ngay, nên tôi chọn cách nói thật. Mặc dù không thể bê mô hình của Mỹ về Việt Nam nhưng tôi nghĩ sẽ học được những điều hay nhất giúp Việt Nam đạt được thành tự như Mỹ đang có” – chị Hòa chia sẻ.
“Đó là học bổng ngắn hạn duy nhất mà tôi biết và tôi đã nắm bắt cơ hội đó. Nhưng nói thật lòng, khi nộp hồ sơ, tôi đã suy nghĩ rất nhiều bởi mình không xuất sắc, không giỏi tiếng Anh và cũng chẳng có tài lẻ nào”, chị Hòa nói và nhớ lại cảm giác bất ngờ khi được thông báo vượt qua vòng đầu. Sự tự tin ở những phần tiếp theo giúp chị được lên tàu, tham gia chuyến hành trình tìm hiểu các nước Đông Nam Á và Nhật Bản.
Làm thế nào để có một bộ hồ sơ ấn tượng?
Viết hồ sơ là bước đầu tiên trong quá trình chinh phục học bổng dài hạn. Chị Trần Anh Phương, người thường xuyên tham gia các chương trình giao lưu văn hóa tại Canada và Ấn Độ, nhận định rằng đây là bước quan trọng mà bất kì ai cũng phải hoàn thành nghiệm túc.

Chị Trần Anh Phương chia sẻ về cách viết hồ sơ. Ảnh: D.T
Theo chị, trước khi viết hồ sơ bạn nên dành 2-3 ngày nghĩ lại quá trình phát triển của bản thân trong những năm vừa qua và điểm nổi bật của mình so với các ứng viên khác.
“Bạn nhiều thành tựu và hoạt động trong chủ đề môi trường mà lại ứng tuyển vào chương trình STEM thì khả năng trúng tuyển sẽ thấp hơn những người có kinh nghiệm liên quan”, Chị Phương khuyên các bạn trẻ nên tìm hiểu thật kĩ mục đích của chương trình đề viết hồ sơ cho phù hợp.
Việc liệt kê không phải cách hay, thay vào đó, hãy nói thật sau và chi tiết những hoạt động đã tham gia, mục tiêu trước & sau khi tham gia chương trình, lợi ích & khó khăn đã nhận được (đã gặp phải).. Chị nhấn mạnh tới việc viết sâu và chi tiết sẽ có khả năng trúng tuyển cao hơn viết mông lung.
Ngoài ra, chị Phương nhận định bộ hồ sơ phải thể hiện khả năng lãnh đạo bởi đây là kỹ năng quan trọng nhất mà bất kì chương trình nào cũng hướng tới.